Chim Hạc được xem là cha của tất cả các loài có cánh trên trái đất. Sau
phượng hoàng, chim hạc được ưa chuộng nhất trong số những loài chim biểu
tượng của may mắn.
Cao quý là một trong những phẩm chất cách mọi người tôn sùng nhất, vì
vậy mai trong các loài thực vật, hạc trong các loài chim, từ cổ chí kim
đã được đặc biệt coi trọng. Là vật cát tường, ý nghĩa văn hóa của hạc
xuất hiện rất nhiều phương diện.
>> Xem Thêm: Biểu tượng Chim Hạc mạ vàng chế tác bởi Karalux
Hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ, được gọi là “nhất phẩm điểu”.
Tranh cát tường có “nhất phẩm đương triều”, “nhất phẩm cao thăng”; “nhất
phẩm đương triều” là hình con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều,
“nhất phẩm cao thăng” là hình con hạc đang bay trên mây, “nhất phẩm” là
chỉ hạc. Lại có “chỉ nhật cao thăng”, là hình vẽ chim hạc đang bay khi
mặt trời lên. Hoa văn trên miếng vải trên ngực áo của quan phục đời Minh
Thanh, quan văn nhất phẩm có vẽ hạc tiên. Tóm lại, trong văn hóa truyền
thống, hạc là loài chim “dưới một người, trên vạn người”, địa vị chỉ ở
dưới “phượng hoàng” (hoàng hậu) và đứng trên tất cả các loài chim khác.
Sở dĩ hạc trở thành “nhất phẩm điểu”, đương nhiên phải có điểm đặc biệt của nó. Sách cổ có ghi lại rất nhiều điều liên quan tới đức tính của hạc. Nhìn một cách tổng quát, đó là hạc đi lại có quy tắc, giống như quân tử; trong sạch thuần khiết; tiếng kêu thánh thót, sánh với nhân tài. Những điều này đều là nguyên nhân khiến hạc được coi là nhất phẩm điêu. Đồng thời, hạc còn được dùng để ví với những người ưu tú, nên sắc lệnh chiêu mộ hiền sĩ còn gọi là “hạc bản”, những chữ trên hạc bản gọi là “hạc thư” hoặc “hạc đầu thư”, những người tu thân hành đạo và có tiếng tăm tương đối tốt gọi là “hạc minh chi sĩ”. Liên hệ với điều này, tranh cát tường có “nhất cầm nhất hạc”, ý nói làm quan thanh liêm, không tham lam sa đọa.
Ý nghĩa của loài chim Hạc trong phong thủy
Sau khi hạc được luân lý hóa, lại được dùng để ví với cái đạo cha con. Trong “Kinh Dịch” có nói: “Hạc minh tại âm, kỳ tử hòa chi” (hạc kêu trong bóng râm, con của nó họa lại), ý nói con cái phải nghe theo lời của người cha, mở rộng hơn là tuyệt đối nghe theo cha mẹ. Điều này rất hợp với đạo cha con trong quy phạm luân lý truyền thống. Trước đây có “luân tự đồ” (hay ngũ luân đồ), chính là tranh vẽ dùng hạc để thể hiện đạo cha con.
Tương truyền hạc là loài chim tiên sống trường thọ. Cuốn “Tường hạc kinh” gọi hạc là “thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính được), cuốn “Hoài Nam Tử” nói “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Trong quan niệm truyền thống, hạc và rùa cũng là những loài sống lâu hàng đầu. Cho nên đời sau thường dùng những từ như “hạc linh”, “hạc thọ”, “hạc toàn”để chúc trường thọ. Có người đã đặt tên mình là “hạc” để thể hiện ý muốn trường thọ, như “Hạc Thọ”, “Hạc Niên”, “Hạc Linh” (cũng giống như “Quy Niên”, “Tùng Linh”). Cũng như vậy, hạc cũng được dùng để chúc thọ, phần nhiều là tranh chúc thọ, bình phong chúc thọ hoặc những tranh vẽ hoặc đồ chạm khắc khác.
Hạc là chim tiên, người ta nói nó có khí phách và phong độ của bậc tiên nhân đáo sĩ. Nó có quan hệ mật thiết với thần tiên của Đạo gia. Tương truyền tiên nhân thường cưỡi hạc, được gọi là “hạc giá”, “hạc ngự”, sau lại dùng để chỉ thần tiên đạo sĩ. Tranh cát tường có “quần tiên hiển thọ” là bức tranh Thọ tinh cưỡi hạc bay trong không trung, bát tiên (hoặc quần tiên) chắp tay đứng nhìn, có thể dùng để chúc thọ.
Hạc được sử dụng rất nhiều trong tranh cát tường, có bức chỉ vẽ hạc như đoàn hạc, song hạc…nhưng phần nhiều được vẽ phối hợp với các động thực vật trường thọ khác, như phối hợp với cây tùng, cách phối hợp này khá nhiều, như “tùng hạc trường xuân”, “tùng hạc đồng xuân”, “tùng hạc hà linh”, “hạc thọ tùng linh”. Ngoài ra còn có các chủ đề quy hạc tế linh, quy hạc diên niên, lộc hạc đồng xuân.
>> Quà tặng ý nghĩa nhất ngày của Mẹ năm 2017
Theo Mavang.net ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét